Sỏi tiết niệu thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chủ yếu là các biến chứng do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn : cơn đau quặn thận, ứ nước, ứ mủ thận, suy thận, viêm nhiễm đường tiết niệu,… Đặc biệt sỏi niệu quản là sỏi dễ gây ra nhiều biến chứng do sỏi di chuyển làm tắc niệu quản.
Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu
Điều trị ngoại khoa được đặt ra với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, điều trị nội khoa thất bại hoặc sỏi gây biến chứng. Phẫu thuật mở lấy sỏi tiết niệu là một phương pháp can thiệp xâm lấn cổ điển đã có từ rất lâu đời. Thế nhưng ngày nay, nó ít được chỉ định do có nhiều nhược điểm : Vết mổ lớn, bệnh nhân đau nhiều, có sẹo kém thẩm mỹ, có nhiều biến chứng : chảy máu, nhiễm trùng …
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày nay đã có nhiều phương pháp can thiệp ít xâm lấn ra đời như : Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi ngược dòng, phẫu thuật nội soi gắp sỏi niệu quản… Tuy nhiên phẫu thuật mở vẫn là phương pháp được lựa chọn cuối cùng cho những trường hợp can thiệp ít xâm thất bại hoặc có biến chứng.
Tại các bệnh viện chuyên khoa lớn, tán sỏi nội soi ngược dòng với nguồn năng lượng laser Holmium bằng ống soi niệu quản bán cứng đã được triển khai rộng khắp. Phương pháp này đã giúp tán sỏi thành công cho hàng nghìn bệnh nhân với nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sạch sỏi cao, bệnh nhân ít đau sau phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn, không có sẹo mổ, thời gian hồi phục sức khỏe nhanh,…
Phương pháp tán sỏi nội soi được chỉ định cho những trường hợp :
- Sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới, 1/3 giữa (với sỏi ở đoạn niệu quản 1/3 trên sỏi dễ có nguy cơ chạy vào thận trong quá trình tán). Sỏi ở vị trí này thường được chỉ định phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể với sỏi chưa gây tắc nghẽn.
- Sỏi bàng quang
- Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang kẹt niệu đạo
Những thiết bị và dụng cụ tán sỏi nội soi ngược dòng
Với tán sỏi niệu quản, sau tán sỏi bệnh nhân thường được đặt ống sonde JJ niệu quản và rút sonde sau 2-4 tuần.
Máy phát năng lượng Laser của bệnh viện Hùng Vương
Bộ dụng cụ tán sỏi
Ống sonde JJ niệu quản
Bệnh nhân nữ 42 tuổi vào viện vì cơn đau dữ dội vùng thắt lưng mạn sườn phải và đã được các bác sĩ xác định có sỏi tiết niệu. Siêu âm : hình ảnh sỏi niệu quản P đoạn 1/3 giữa , giãn bể thận niệu quản P. UIV : hình ảnh chậm bài tiết và giãn bể thận , giãn niệu quản P đến đoạn 1/3 giữa
Trên phim chụp UIV : giãn đài bể thận và niệu quản đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tán sỏi tiết niệu quản P nội soi ngược dòng
Bệnh nhân đang được các bác sỹ BVĐK Hùng Vương tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng
Dùng năng lượng Laser tán sỏi vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ , mảnh sỏi vụn được gắp ra ngoài, bơm rửa niệu quản, đặt sonde JJ niệu quản
Sonde JJ niệu quản phải
Xem thêm : TÁN SỎI NIỆU QUẢN HẾT BAO NHIÊU TIỀN?